<bgsound src="/Le Duy Loi Khan Cau.mp3"/> Le Dinh











Quý vị đang thưởng thức nhạc phẩm

LỜI KHẤN CẦU
Sáng tác của LÊ DINH
Trình bày: Lê Duy, Montreal, Canada




























































38 năm sau ngày CS chiếm miền Nam, nhìn lại chuyện đời, chúng ta vẫn thấy y như thời trước 1975. Cũng có những tên, buồng phổi thì hít thở không khí tự do mà trái tim thì là trái tim Việt Cộng, ăn hạt cơm của VNCH mà nghĩ tới bịch gạo mua ở cửa hàng lương thực của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Truớc 1975, trong giới văn nghệ, chúng ta nào thấy, nào biết được những tên như Kim Cương, Túy Hoa, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Hữu Thiết, Bắc Sơn, Phạm Trọng, Sơn Nam, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Hà Huy Hà… là những kẻ nằm trong lòng quốc gia mà phá hại quốc gia đâu? Sau 1975, chúng ta mới bật ngữa khi nhìn thấy sự thật. Những nghệ sĩ này, trước đây, không hiểu tại sao chẳng bao giờ có một hành động nào gọi là củng cố, bảo vệ cho nền Cộng Hòa, để rồi sau 1975, khi trắng đen đã rõ ràng, chúng ta mới thấu hiểu. À ra là vậy, chúng là nghệ sĩ nằm vùng.

Quý vị có nghe, có xem một vở kịch nào của tác giả Hoàng Dũng (biệt danh thứ hai của Kim Cương) do ban kịch Kim Cương trình diễn trên đài Phát thanh hay các sân khấu Đại nhạc hội mà có nội dung nói lên tội ác của CS hay đề cao quân lực VNCH chưa? Hay quý vị chỉ được xem toàn những câu chuyện ông bà Hội đồng hà hiếp người ăn, người ở, ông Cai Tổng ức bách dân lành, ông điền chủ đối xử tệ bạc với tá điền… chứ chưa bao giờ xem một vở kịch thích hợp với tình hình hiện tại của đất nước trong thời chinh chiến. Còn tệ hơn nữa, Kim Cương - dù vị hôn phu lúc đó của bà ta là một Trung úy trong Quân lực VNCH –lại là nhân tình của một ông Tá, thì thử hỏi chúng ta không mất nước một phần vì mỹ nhân kế sao được? Ngoài ra, bà kịch sĩ này còn có ảnh hưởng không nhỏ đối với đồng nghiệp gần gũi của bà như Thẩm Thúy Hằng (Chúng ta thấy hình TTH cầm cờ Giải phóng miền Nam để chào đón đám quân rừng rú này vào Saigon), Túy Hoa, Túy Phượng, Anh Lân v.v… Cũng cần nói thêm rằng người chồng đầu đời của Thẩm Thúy Hằng cũng là một Trung Úy VNCH.





Trước 1975, mọi người bình thường như chúng ta đều tưởng rằng Kim Cương là một nữ kịch sĩ tài ba, lắm nước mắt… thế thôi, chứ nào ngờ sau 1975, chỉ mới một tuần sau ngày VC vô Saigon là tôi gặp KC - nghệ sĩ ưu tú của VC - lái xe trên đường Tự Do. Thấy tôi, KC ra dấu cho tôi dừng xe đạp lại, và qua cửa xe, hỏi tôi không đi họp sao? Tôi hỏi lại: - Họp gì? KC trả lời: Đi họp văn nghệ sĩ. Tôi nói “vậy hả” rồi cám ơn KC và tiếp tục đạp xe đi luôn về phía bến Bạch Đằng, không dám nhìn ngoái lại.





Về Phạm Thế Mỹ cũng vậy, có ai biết PTM là nhạc sĩ nằm vùng như thế nào không? Bảo đảm rằng rất ít người biết, nhưng thử nhìn lại những sáng tác của ông ta đi, bây giờ quý vị mới tự hỏi sao chúng ta, người quốc gia, ngây thơ quá vậy?

“…Thời gian qua mau, anh tìm tôi nơi đâu
Tôi về nơi xóm nhỏ, con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương…”

Ôi nghe thật là thương tâm, nhưng đó là thâm ý của người CS, để dối gạt người quốc gia, để chúng ta cứ lầm tưởng đó là những người lính quốc gia chứ không phải những tên bộ đội vượt Trường Sơn, vào đánh chiếm miền Nam, và trên đường, ngang qua thôn xóm, dừng chân ghé một quán nhỏ bên đường nào đó uống một trái dừa xiêm, ăn một củ khoai lang luộc của cô thôn nữ hay của bà mẹ nuôi mời.

Còn nữa:

“…Hót đi chim, hót đi chim, hót cho mặt trời hồng quê ta
Hót đi chim, hót đi chim, hót cho đời nhọc nhằn trôi xa.”

Thưa quý vị “mặt trời hồng” quê ta là gì vậy, CS có tài mập mờ để qua mắt Bộ Thông Tin, và tưởng có thể dối gạt hết mọi người.

Những nhạc sĩ CS trá hình này cũng kêu gọi hòa bình, kêu réo “Hòa bình ơi, hòa bình hỡi” tối ngày, và đả phá chiến tranh không ngừng, nhưng không nói kẻ gây ra chiến tranh là ai. Họ giống những tên CS đã lộ nguyên hình (Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng…) suốt ngày ngồi kêu réo hòa bình, nhưng chỉ kêu gọi một chiều, không kêu gọi kẻ xâm lăng ngừng tay. Ai gây ra chiến tranh, chúng không xác định, không bao giờ nhắc tới. Ai là kẻ cướp, ai là nạn nhân, họ biết rõ chứ, nhưng họ cứ đứng trơ ra đó mà kêu gọi hòa bình suôn, hòa bình một chiều.




Thảm sát Mậu Thân 1968


Cùng với luận điệu đó, họ không đòi VC ngưng pháo kích, không đòi VC ngừng quăng lựu đạn vào chỗ đông người, hay họ không đòi CS rút quân về Bắc mà họ đòi hỏa châu thôi rơi, bom thôi nổ, bằng cách trói tay người lính VNCH lại, cho kè xâm lăng tự tung tự tác, để rồi khi hòa bình về rồi thì…

“Mai đây Hòa Bình
Khung trời quê mình rộng bao la
Đàn chim tung cánh bay xa
Bắc Nam rồi không còn ngăn cách
Hôm qua Sàigòn
Bây giờ có mặt tại Kontum
Chiều nay khăn gói ra Trung
Sớm mai này đã về Hải Phòng”.

Họ ước sao, có vậy, ước gì có nấy. Đó hòa bình mà họ mong đợi đã về rồi đó, Bắc Nam không còn ngăn cách rồi đó, nhưng là một thứ hòa bình để cho kẻ cướp và bọn con ông cháu cha ăn sáng ở Saigon (với một tô phở giá 650,000 đồng) và ăn cơm tối ở Hà Nội (với thịt bò Kobe và cua Hoàng đế với giá 10 triệu đồng một con) rồi trưa hôm sau, mua sắm ở Tân Gia Ba. Đó là một thứ hòa bình mà kẻ cầm quyền công khai muốn chiếm đất của ai thì chiếm, muốn lấy nhà của ai, cứ lấy, dù cho nhà đất đó là của ông bà tổ tiên người ta làm lụng gian nan cực khổ, từ bao nhiêu đời qua, ngày hôm nay mới có mà để lại cho con cháu.






Còn về đôi song ca Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết từ bưng biền về, quý vị thấy gì ở hai người này? Chưa một lần quý vị thấy đôi song ca này hát một bài nào, trên đài phát thanh, hoặc trên sân khấu, để đề cao, cổ xúy một chiến dịch hay ca tụng người lính VNCH, ca tụng những anh hùng VNCH mà chỉ ôm đàn nghêu ngao:

“Lúa vàng, lúa vàng trên cánh đồng vàng
Tang tình tang, tang tình tang lúa ơi…
……………………………………………………
Mai đây đòi lại thái bình
Ta hò ta reo, gieo vang nhạc vang trời
Hô ngàn lời tự do
Vang khắp thủ đô
Ca tụng giờ mừng công hoàn thành”.

Giờ công đã hòan thành rồi đó, có thái bình, có tự do rồi đó, nhưng là thứ tự do đói nghèo, tự do đi vào nhà giam, tự do cướp của người, hay tự do bán đất buôn biển, buôn dân….

Còn Bắc Sơn, cũng như Kim Cương, ông nhà giáo này sống trong lòng chế độ mà không một tiếng nói bảo vệ chế độ, không một lời xưng tụng những con người đã không kể gì mạng sống để bảo vệ chế độ mà cứ đi loanh quanh mấy bụi cỏ non, mấy ngọn rau đắng, góc bếp, chái hè, sàn gạo, sàn tấm, giàn bầu xanh, bông bí vàng, bông bí đỏ…





Có hòa bình thật sự rồi đi, nghĩa là không còn một tên bộ đội xâm lăng VC nào ở miền Nam nữa đi, ngưng pháo kích, ngưng đào đường, hết đấp mô, hết phá cầu đi, rồi sẽ trồng lại mấy thứ rau cỏ đó mấy hồi.

“Bông bí vàng ngoài giàn, công em trồng anh không hái
Trời sa mưa bông kết trái, từ đó buồn, em buồn.

Lúc chiến tranh lan tràn, bao nhiêu sinh mạng của những người lính đã bị chôn vùi nơi chiến địa ở Kontum, Pleime, ở Dakto… thì Bắc Sơn lại đi thương giàn rau, giàn mướp. Không như Trần Thiện Thanh, không như Y Vân, Song Ngọc hay Anh Việt Thu…và biết bao nhiêu nhạc sĩ yêu mến miền Nam khác, những nhạc sĩ nằm vùng này đã đâm những vết đâm phía sau lưng chiến sĩ VNCH nhưng vết đâm được bao bọc bằng tiếng hát, bằng tiếng đàn, ngọt ngào và dễ thương quá, nên không ai ngờ. Thảo nào, khi VC chiếm được miền Nam rồi, thầy giáo Bắc Sơn được VC phong là nghệ sĩ ưu tú và được VC mời vào cộng tác ở xưởng phim Giải Phóng.

Nghĩ thật buồn, khi chúng ta sáng mắt thì đã quá trễ. Bao nhiêu tác phẩm văn nghệ của CS và bọn nằm vùng, tất cả đều có ẩn ý và có mục đích, bao nhiêu bài hát được hát bên tai chúng ta hàng ngày mà chúng ta như người điếc, bao nhiêu vở kịch không đá động gì đến công lao của người lính VNCH – đôi khi còn ngược lại – được luôn luôn trình diễn ngay trước mắt chúng ta mà chúng ta cũng như kẻ mù.

Khôi hài thay lại còn có những ông lớn trong chính phủ của chúng ta còn lấy bài hát của chúng làm “đòan ca” “hiệu ca” gì đó cho chương trình chào mừng các sinh viên ngọai quốc về nước ăn Tết năm 1974 nữa chứ.

“Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền
Biển xanh sông gấp nối liền một vòng tử sinh”.

Tầm nhìn của những người này không quá bờ vai của một cô ca sĩ. Lời lẽ như thế là đã quá rõ, không cần úp mở gì hết, thế mà ông lớn dùng bài ca phản chiến này để làm “đoàn ca” cho chương trình chào đón sinh viên về quê ăn Tết của ông ta thì thật là hay, thật là một “sáng kiến”.

Rồi 38 năm sau, món ăn cũ được xào nấu lại. Các ông các bà mang danh là tỵ nạn CS, một khi đã yên nơi yên chốn, ăn nên làm ra rồi lại quay về với nón cối, với dép râu, với cái nồi ngồi trên cái cốc. Thà rằng, nếu thích VC thì ngày xưa, cách nay 38 năm, quý vị cứ ở lại quê nhà để mừng đón VC đi, như Kim Cương, như Thẩm Thúy Hằng, như Nguyễn Hữu Thiết, Phạm Thế Mỹ hay Bắc Sơn đi… chứ đừng trốn ra ngọai quốc rồi lại bênh vực VC, lại phò trợ VC, không chịu chào cờ VNCH, không chịu hát quốc ca VNCH, như vậy là sao?





Ngày nay, không phải như trước 1975, khi đa số người dân miền Nam còn mù mờ về CS, bây giờ chúng ta không cần giải thích nữa, không cần trưng bày hay tố cáo tội ác của VC nữa, vì việc đó là việc hiển nhiên rồi, mọi người đều biết CS là thế nào rồi, như bày tính cộng 2 với 2 là 4 vậy. Tôi ác của VC, chúng ta không bàn tới nữa, tốn giấy tốn mực. Đứa con nít mới 7 tuổi mà nó cũng biết VC là thế nào, nó bảo: “ Hồ Chí Minh! Il est méchant” . Vậy mà có những người lớn không biết, hay biết mà họ cứ giả vờ làm ngơ vì danh vọng, vì tiền tài, vì chân dài, hay vì một cái gì khác. Sống chung với những kẻ này mới đáng sợ. Một đàn gà mà có vài con chồn lọt vào trong đó thì thử hỏi, sẽ không có sự xáo trộn được sao? Quý vị nghĩ sao khi thấy một ly nước mát trong lành mà có vài con lăng quăng lặn hụp trong đó?





Buồn thay cho đất nước Việt Nam. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào, chúng ta cũng phải sống chung với những kẻ có trái tim không giống trái tim của con người. Bỏ kẻ thù đi rồi lại bênh vực kẻ thù, xa lánh kẻ thù rồi lại trở về sống với kẻ thù, như vậy nghĩa là sao? Trái tim của họ như thế nào? Hay là lúc thụ thai, mụ bà đã lỡ quên nên để vào lồng ngực họ trái tim của một con vật nào đó cho nên giờ đây, họ sống như lòai thú vật.

Buồn thay!

















Free Web Template Provided by A Free Web Template.com